Thiếu lái và thiếu lái là hiện tượng xe ô tô bị mất kiểm soát lái khi vào cua. Do bánh xe trước hoặc sau bị trượt nên xe bị mất khả năng bám đường, khiến xe không chuyển hướng theo đúng điều khiển từ vô lăng.Khi xe ô tô vào cua, mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường sẽ sinh ra lực ma sát và phản lực với hướng di chuyển của xe. Điều này làm vùng tiếp xúc của lốp với mặt đường bị biến dạng của. Sự biến dạng bề mặt tiếp xúc của lốp và mặt đường tạo nên một góc ngược với góc cua xe.
Góc tạo thành giữa đường biến dạng lốp xe và hướng chuyển động cả xe được gọi là góc trượt. So sánh góc trượt mặt lốp bánh trước và bánh sau sẽ biến được xe bị thiếu hay thừa lái.
- Góc trước = góc sau: xe đủ lái
- Góc trước > góc sau: xe thiếu lái
- Góc trước < góc sau: xe thừa lái
Mục Lục
Thiếu lái là gì?
Thiếu lái (Understeer) là hiện tượng khi vào cua, xe không ôm cua theo ý muốn của người lái mà có xu hướng đi chệch về hướng ngược lại của vòng cua. Hiện tượng này thường gặp ở những xe dẫn động cầu trước và dẫn động 4 bánh. Khi xe vào cua quá nhanh, người lái đánh lái tương đối nhiều nhưng xe quay vòng/chuyển hướng rất chậm, quỹ đạo ôm cua sẽ không đúng như mong muốn.
Thiếu lái rất nguy hiểm bởi xe sẽ khiến chệch hướng, dễ lao sang làn đường bên cạnh hoặc lao ra khỏi đường. Tuy nhiên, thiếu lái sẽ dễ kiểm soát hơn và không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về các kỹ năng điều khiển xe như trường hợp thừa lái.
Nguyên nhân xe bị thiếu lái
Xe bị thiếu lái chủ yếu vì bánh trước bị trượt, không còn khả năng bám đường khiến đầu xe chệch quỹ đạo vòng cua. Nguyên nhân do xe vào cua tốc độ nhanh, bởi quán tính nên xe tiếp tục di chuyển phương thẳng hoặc chuyển hướng rất ít.
Khi người lái không làm chủ tốc độ và cua không đủ vòng để tạo lực hướng tâm sẽ khiến bánh trước bị mất ma sát. Với những xe dẫn động cầu trước, bánh trước là nơi chịu lực truyền trực tiếp nên khả năng bị trượt cao hơn.
Trong lúc xe đang trượt, nếu đạp phanh thật mạnh sẽ càng đẩy nhanh tốc độ trượt của xe. Khi xe trượt ngang mép cua thì dù bó chặt vô lăng hết cỡ cũng sẽ không có tác dụng.
Cách xử lý khi xe bị trượt do thiếu lái
Thiếu lái xảy ra là do 2 bánh trước mất độ bám với mặt đường. Cách xử lý tốt nhất là làm các cách để 2 bánh trước có thể lấy lại được độ bám.
Cách xử lý xe bị thiếu lái như sau:
- Ngay lập tức nhả chân ga
- Đánh vô lăng về hướng thẳng lái (ngược lại hướng ôm cua), nhấn phanh nhẹ nếu xe có trang bị hệ thống ABS
- Khi xe lấy lại độ bám, bắt đầu đánh lái vào cua
Giảm tốc độ xe sẽ khiến bánh xe không bị trơn trượt, đồng thời giảm lực quán tính. Cách tốt nhất để giảm tốc độ trong tình huống này là nhả chân ga để chiếc xe từ từ giảm tốc độ.
Không nên phanh gấp trong trường hợp này. Vì phanh gấp sẽ rất dễ khiến xe bị bó cứng phanh và làm 2 bánh xe trước trở về trạng thái mất độ bám với mặt đường. Đây là cách xử lý phản tác dụng.
Ngoài việc nhả chân ga cho xe giảm tốc độ từ từ, nếu có thể hãy đánh vô lăng về hướng thẳng lái (ngược lại hướng xe cua) để giảm căng cho 2 bánh trước và giúp 2 bánh lấy lại độ bám đường nhanh hơn. Khi cảm nhận xe bắt đầu lấy lại hoàn toàn độ bám với mặt đường thì mới bắt đầu đánh lái nhiều hơn về phía ôm cua.
Sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS trong những trường hợp vào cua tốc độ quá nhanh cũng là cách khắc phục thiếu lái rất hiệu quả. Nếu việc giảm tốc bằng cách nhả chân ga tự nhiên không giúp lấy lại độ bám nhanh như mong muốn thì hãy nhấp phanh nhẹ để tăng độ ma sát cho bánh. Lúc đó, ABS phát huy tác dụng, nhận ra 2 bánh trước bị trượt và sẽ phân bổ lực phanh về 2 bánh sau nhiều hơn nên 2 bánh trước sẽ không bị bó cứng.
Thừa lái
Thừa lái là gì?
Thừa lái hay dư lái (Oversteer) là hiện tượng đánh lái không nhiều nhưng xe quay vòng/chuyển hướng quá nhanh và đột ngột. Thừa lái nặng có thể khiến xe chuyển động quay ngang và khiến xe bị lật. Xe thường bị thừa lái khi đột ngột dồn ga hoặc nhả chân ga hoặc phanh gấp khi vào cua.
Drift là một kỹ thuật lợi dụng hiện tượng thừa lái của xe. Xe có tính chất thừa lái thường mất ít thời gian để hoàn thành một vòng cua hơn. Chính vì vậy, trong các giải đua, các tay đua thường sử dụng kỹ thuật drift để rút ngắn thời gian
Nguyên nhân xe bị thừa lái
Xe bị thừa lái chủ yếu do khi vào cua, bánh sau bị trượt, mất khả năng bám đường. Khi này bánh sẽ trượt thẳng theo quỹ đạo cũ, trong khi bánh trước lại đang chuyển hướng theo sự điều khiển từ vô lăng. Điều này khiến đầu xe quay vòng/chuyển hướng, còn đuôi xe thì vẫn trượt thẳng. Đầu đuôi xe không chuyển động cùng hướng.
Nguyên nhân xe bị thừa lái thường vì xe di chuyển trong điều kiện đường trơn, vào cua quá gấp, tăng ga sớm, giảm ga đột ngột, phanh gấp ở giữa khúc cua. Khi phanh/dừng xe đột ngột, mũi xe chúi xuống, dồn trọng lượng chính lên giảm xóc trước và 2 bánh trước. Lúc này, 2 bánh sau mất độ bám ma sát, đuôi xe theo quán tính sẽ văng hình vòng cung.
Cách xử lý khi xe bị trượt do thừa lái
Thừa lái khó xử lý hơn thiếu lái và để kiểm soát hiện tượng thừa lái là điều không hề đơn giản. Sau đây là cách xử lý khi gặp hiện tượng thừa lái:
- Đánh lái vô lăng ngược lại hướng xe ôm cua
- Nhấn nhẹ ga, tác động 2 bánh sau lấy lại độ bám đường.
Một số bước hỗ trợ xử lý khi xe bị thừa lái:
- Giảm tốc độ trước khi phanh (phanh ABS sẽ có tác dụng hiệu quả triệt tiêu lực bó).
- Một số hệ thống hỗ trợ lái hiện đại có thể giúp khắc phục xe bị thừa lái như kiểm soát lực phanh, phân bổ lực phanh khác nhau giữa các bánh xe.
Cách phòng tránh xe bị thiếu lái/thừa lái
Để tránh hiện tượng xe bị thiếu lái và thừa lái cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
- Định kỳ kiểm tra độ mòn lốp xe ô tô, áp suất lốp… Nếu lốp xe quá mòn và áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn, xe sẽ rất dễ bị mất độ bám khi vào cua tốc độ cao hoặc gặp đường trơn trượt…
- Khi di chuyển đường mưa, đường ướt, có đất lầy trơn trượt… cần phải chủ động giảm tốc độ. Không nên vào cua ở tốc độ quá nhanh hay ôm cua quá gấp.
- Tuyệt đối giữ kiểm soát, tránh phanh gấp hay ngắt hoặc nhấn ga đột ngột khi cua xe. Hiện tượng mất lái nguy hiểm có thể xảy ra so sự chuyển dịch trọng lượng bất ngờ giữa phần đầu và đuôi xe.
- Khi mua xe, ưu tiên chọn những xe có trang bị các hệ thống an toàn hiện đại như hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống phân phối lực phanh điện tử, hệ thống, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp…
Ngoài ra để hệ thống lái hoạt động tốt nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ. Nếu thấy có dấu hiệu xe bị nhao lái, xe bị lệch thước lái, vô lăng bị lệch, vô lăng bị nặng… cần sửa chữa và khắc phục ngay.